Thursday, June 05, 2008

68. Điều Trị Sỏi Thận

Trong dân gian người ta thường truyền miệng sử dụng bài thuốc dùng một trái thơm (dứa) để nguyên quả, khoét một lỗ nhỏ bỏ 3 cục phèn chua, đậy nắp lại nướng chín trong 15 phút vắt lấy nước uống sáng chiều lúc no, liên tục trong vòng 1 tháng và bài thuốc sử dụng rau ngổ (rau om - loại ăn với phở) 0,5 kg rửa sạch giã nhuyễn pha với 200ml nước chắt uống sáng chiều lúc đói, liên tục 1 tháng.

Thày chỉ dạy Minh Mẫn hướng dẫn thêm cách sử dụng như sau:
  1. Bài thuốc sử dụng trái thơm nếu sử dụng lâu dài như thế người bệnh có thể bị tác dụng phụ như đau đầu, nhức mỏi, đau bao tử, do vậy những người bị bệnh đau đầu do thần kinh yếu, viêm xoang mũi, viêm xoang trán, viêm đa khớp, viêm loét bao tử, phổi có nước không nên sử dụng, mà họ nên dùng rau om (rau ngổ) để điều trị các loại sỏi bùn ở thận. Các loại sỏi khác sử dụng rau om, không có hiệu quả.
  2. Bài thuốc sử dụng rau om cũng có nhược điểm nếu sử dụng lâu dài gây thiếu máu, rong kinh (đối với phụ nữ bị cường kinh), đau lưng. Những người có bệnh trên thì bài thuốc hữu hiệu đối với họ là sử dụng trái thơm.
Bài 1:
  1. Trái thơm bỏ vỏ 50gr
  2. Rễ tranh 20gr
  3. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 7 phân, uống sáng chiều lúc no tốt hơn, liên tục 1 tháng.
Bài 2:
Xem thứ tự 64, bài 3: “điều trị viêm thận cấp tính (thận ứ nước)” sử dụng rau cần, lá bưởi.

Lưu ý: Thời gian sử dụng thuốc liên tục 1 tháng.
Bài 3: Xem bài 7 mục 69 “công dụng của cây rau om (ngổ)"

67. Chữa Bệnh Loãng Máu

Ngày 9/5/2008 trên trang 3 báo Phụ nữ có đăng tin về trường hợp cháu Nguyễn Anh Minh 9 tuổi, địa chỉ 33/14/6 Lê Lai P3 Gò Vấp TPHCM, nhà nghèo, bị bệnh loãng máu tự viết bài gửi báo xin giúp đỡ chữa bệnh. Minh Mẫn được Thày hướng dẫn ghi lại bài thuốc chữa trị cho cháu như sau (bài số 1):

Bài 1:
  1. Vỏ cam (cam ta tốt hơn) sao vàng hạ thổ 3 lần 50gr
  2. Rau muống (loại dưới nước tốt hơn) sao vàng hạ thổ 20gr
  3. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 8 phân uống sáng chiều lúc đói tốt hơn, liên tục 1 tháng.
Lưu ý: Kiêng ăn đồ biển như cá, tôm, sò, ốc, mực.

Bài 2:
  1. Lá cây hoàn ngọc (con khỉ) phơi khô sao vàng hạ thổ: 50gr
  2. Lá cây sung khơi khô sao vàng hạ thổ 3 lần: 20gr
  3. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 8 phân uống sáng chiều lúc đói tốt hơn, liên tục 1 tháng.
Lưu ý: Kiêng ăn đồ biển như cá, tôm, cua, sò, ốc, mực.

Bài 3:
Xem thứ tự 64, bài 1: “điều trị bệnh viêm thận cấp tính (thận ứ nước)" sử dụng nấm linh chi, táo tàu.

Bài 4:
Xem thứ tự 42, bài 1: “các bài thuốc sử dụng long nhãn” sử dụng long nhãn, rượu trắng, táo đỏ, đỗ trọng bắc.

Lưu ý: Thời gian sử dụng thuốc 1 tháng.

Bài 5:
Xem thứ tự 42, bài 2: “các bài thuốc sử dụng long nhãn” sử dụng long nhãn, đương qui, bạch truật, đỗ trọng bắc, cam thảo, ý dĩ.

Lưu ý: Thời gian sử dụng thuốc 1 tháng.

Bài 6:
Xem thứ tự 42, bài 3: “các bài thuốc sử dụng long nhãn” sử dụng sinh tố long nhãn, xoài, lòng mứt.

Lưu ý: Thời gian sử dụng thuốc 1 tháng.

66. Điều Trị Viêm Đa Khớp

Bài 1:
  1. Rễ cây gấc 100gr sao vàng hạ thổ 3 lần
  2. Lá súplơ (hoa lơ hay bông cải) 10gr
  3. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 8 phân.
  4. Uống sáng chiều lúc no tốt hơn, liên tục 15 ngày.
Bài 2:
  1. Búp ổi sao vàng hạ thổ 3 lần 500gr
  2. Rựơu trắng 0,5 lít
  3. Ngâm 21 ngày, sau đó xoa lên khớp ngày 2 lần sáng chiều, liên tục 1 tháng.
Bài 3:
  1. Lá xoan tươi 100gr hoặc lá mướp già phơi khô sao vàng hạ thổ 50gr
  2. Rễ tranh 10gr
  3. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 8 phân uống sáng chiều lúc no, liên tục 15 ngày.
Lưu ý: Bệnh nhân kiêng ăn cá biển trong thời gian dùng thuốc.

Bài 4:
  1. Lá dấp cá 100 gr giã nát đắp lên khớp 30 phút sáng chiều.
  2. Thực hiện liên tục 1 tháng.
Bài 5:
Xem thứ tự 17, bài 3: ”các bài thuốc trị thoái hóa cột sống” sử dụng cây màng màng.

Bài 6:
Xem thứ tự 17, bài 4: ”các bài thuốc trị thoái hóa cột sống” sử dụng trái nhào.

Bài 7:
Xem thứ tự 17, bài 5: ”các bài thuốc trị thoái hóa cột sống” sử dụng trái cà na chuối hột.
Bài 8:
Xem phần 4 mục 71 “công dụng cây lược vàng”: chữa thấp khớp

65. Điều Trị Bệnh Trĩ

Trong dân gian người ta hay truyền miệng về bài thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả là sử dụng 1 kg rau dấp cá (chỉ bỏ cuống già) giã nhuyễn pha với 1 lít nước chín để nguội uống hàng ngày, dùng 1 tháng hoặc mè đen rang cháy pha với nước sôi uống thay nước hàng ngày.

Thày chỉ dạy Minh Mẫn hướng dẫn thêm như sau:
  1. Rau dấp cá điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại rất công hiệu nhưng nếu sử dụng thời gian kéo dài có thể gây thiếu máu nhất là những người đang bị bệnh thiếu máu, bệnh huyết áp thấp, phụ nữ bị cường kinh, rong kinh, trẻ em bị bệnh chảy máu cam. Do vậy họ nên uống mè đen rang cháy dùng khỏang 20-30gr mỗi ngày pha với nước sôi uống trong 1 tháng.
  2. Nếu sử dụng mè đen dài ngày cũng không có lợi cho người bị các bệnh huyết áp cao, viêm thận cấp tính (thận ứ nước), đối với họ nên sử dụng rau dấp cá để điều trị trĩ ngoại (riêng trĩ nội sử dụng mè đen không có kết quả nếu nấu nước uống như trên).
Bài 1:
Mè đen rang cháy thành than (trên chảo gang tốt nhất): 100gr, giã nát trộn với 10 muỗng canh mật ong uống sáng chiều mỗi lần 1 muỗng café trước bữa ăn tốt hơn. Các bệnh nhân có các bệnh nêu trên đây đều có thể sử dụng được bài thuốc này.

Lưu ý: Người bị bệnh viêm loét bao tử không nên sử dụng bài này.

Bài 2:
  1. Mít non bỏ vỏ: 50 gr
  2. Lạc nhân (đậu phộng hạt): 50gr
  3. Hành tím lột vỏ nướng sơ 10gr.
  4. Giã nát 3 thứ trên, trộn đều, lấy lá khoai môn hoặc khoai sọ tươi gói thuốc lại đem chưng cách thủy 15 phút. Uống sáng chiều lúc no tốt hơn. Liên tục 15 ngày.
Bài 3:
Xem thứ tự số 53, bài 2: ”chữa u xơ tử cung” sử dụng hoa muồng trâu (điền thanh), mật ong.

Bài 4:
  1. Lá rau ngót 50gr
  2. Hành tím lột vỏ: 10gr
  3. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 7 phân uống sáng chiều lúc đói tốt hơn. Liên tục 15 ngày.
Lưu ý: Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng bài thuốc này.

Bài 5:
  1. Vỏ chuối tiêu (chuối già) loại non 10gr
  2. Mật ong 2 muỗng café
  3. Trộn đều, uống sáng chiều lúc no tốt hơn, liên tục 15 ngày.
Lưu ý: Bệnh nhân bị bệnh bao tử không nên dùng bài thuốc này.

Bài 6:
  1. Râu ngô (râu bắp) 20gr
  2. Mùi tàu (ngò gai) 50 gr
  3. Giã nhỏ trộn đều, đắp lên hậu môn sáng chiều để điều trị trĩ ngoại. Thực hiện liên tục 15 ngày.

Lưu ý: Trước khi đắp cần rửa sạch hậu môn.

Bài 7:
Xem thứ tự số 32, bài 5: “chữa u (hạch) mỡ lành tính dưới da phần mềm."

Bài 8:
Xem mục 11 trang “giới thiệu món thức ăn chay có tác dụng phòng & trị bệnh”

64. Viêm Thận Cấp Tính (Thận Ứ Nước)

Bài 1:
  1. Nấm linh chi 20gr
  2. Táo đỏ (táo tàu) 10gr
  3. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 7 phân uống sáng chiều đói no đều được, lúc đói tốt hơn, liên tục 10 ngày.
Lưu ý: Những người thường xuyên dùng tân dược để trị các bệnh tim mạch, huyết áp có thể dùng thêm bài thuốc này như bài thuốc bổ tim mạch (thứ tự 42 bài 3), trị bệnh loãng máu (thứ tự 67 bài 3), liều dùng như trên, thời gian không quá 1 tháng.

Bài 2:
Gan gà (của gà trống tốt hơn) 10gr giã nhuyễn pha với 15 ml rượu trắng đợi 10 phút, sau đó đậy kín chưng cách thủy 15 phút lấy ra cho thêm 1 nhánh tỏi đâm nhuyễn trộn chung, ăn l lần vào buổi trưa tốt nhất lúc 12h lúc no đói đều được, đói tốt hơn. Liên tục 15 ngày.

Lưu ý: Kiêng giao hợp trong thời gian dùng thuốc.

Bài 3:
  1. Rau cần nước hoặc cần tây (cần nước tốt hơn) (lấy cọng, lá, bỏ rễ) 20 gr, giã nhuyễn chắt nước cốt.
  2. Lá bưởi (loại già tốt hơn) 8 lá sao vàng hạ thổ 3 lần. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 7 phân, chắt nước trộn chung với nước rau cần, chia 3 uống sáng, trưa, tối sau khi ăn tốt nhất. Liên tục 15 ngày.
  3. Với công thức cách chế biến này dùng liên tục 1 tháng có thể điều trị sỏi thận (thứ tự 68 bài 2: "điều trị sỏi thận").
Lưu ý: Kiêng ăn nếp.

Bài 4:
Lá sâm đất 20gr, ngò gai (mùi tàu) 20gr, tất cả giã nhuyễn pha với 50ml nước chín để nguội, chắt lấy nước cốt, trộn chung với 2 muỗng café mật ong uống tối trước khi đi ngủ (tốt nhất là 21g), thực hiện liên tục 15 ngày.

Lưu ý: Kiêng giao hợp trong thời gian dùng thuốc.

Bài 5:
  1. Rau muống (loại trồng dưới nước tốt hơn), phơi khô, sao vàng, hạ thổ 3 lần: 50gr.
  2. Dưa leo (dưa chuột) để cả vỏ giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
  3. Đổ 3 chén nước sắc rau muống: 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 7 phân, chắt nước.
  4. Trộn chung 2 thứ chia 2 uống sáng chiều lúc đói tốt hơn, liên tục 15 ngày.
Bài 6:
  1. Càrốt bỏ vỏ: 50gr giã nhuyễn vắt lấy nước cốt.
  2. Lá sakê (tự rụng tốt hơn) (nam 7 lá nữ 9 lá), sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 7 phân, chắt nước.
  3. Đổ chung 2 thứ nước, uống sáng chiều lúc đói tốt hơn, liên tục 15 ngày.
Bài 7:
Xem thứ tự số 20, bài 1: "trị tiểu đường” do suy thận về công thức, cách chế biến, thay đổi liều dùng như sau: uống sáng chiều mỗi lần 1 muỗng café, lúc đói tốt hơn, liên tục 15 ngày.

Bài 8:
Xem thứ tự số 45, mục 3: "công dụng của cây nha đam” sử dụng nha đam, đường cát, hoa muồng trâu. Công thức chế biến, liều dùng như mục 3, thời gian uống 15 ngày liên tục.
Bài 9: Xem bài 5 mục 109 “công dụng của củ lạc (đậu phộng)”

63. Tiêu Độc Do Gan Yếu

Bài 1:
  1. Rễ tranh 50gr
  2. Mía lau 100gr nướng chín vỏ đập dập
  3. Bỏ chung 2 thứ sắc 3 chén còn 2 chén .
  4. Trứng vịt lạt luộc chín lột vỏ bỏ tiếp vào ấm thuốc còn lượng 2 chén thuốc sắc tiếp còn 1 chén chia 2 uống sáng chiều no đói đều được, đói tốt hơn.
  5. Thực hiện liên tục 5 ngày sẽ hết ngứa (không phải do bệnh ngoài da), nổi mẩn đỏ, mề đay.
Bài 2:
  1. Rau má, rau đắng mỗi thứ 30 gr xay nhuyễn với 100ml nước vắt lấy nước cối
  2. Mật ong 2 muỗng càfe
  3. Trộn chung uống sáng chiều no đói đều được, liên tục 5 ngày hết ngứa có tác dụng làm mát gan, tiêu độc trong cơ thể.
  4. Bài này có thể sử dụng trị nám do gan hoả vượng (thứ tự 12 bài 2), thời gian sử dụng 21 ngày liên tục.
Bài 3:
  1. Me chua bỏ vỏ, bỏ hột (loại bán sẵn ngoài chợ để nấu canh chua tiện lợi hơn): 5gr (khoảng 1 muỗng café) bóp nhuyễn hoà với 50ml nước.
  2. Cám gạo (từ gạo nếp tốt nhất): 100gr.
  3. Trộn 2 thứ trên cho đều thành bột sệt đắp lên bụng (vùng gan) thời gian 20 phút, buổi tối sau 9 h, liên tục 15 ngày.
Bài 4:
  1. Rau muống (loại trồng dưới nước tốt hơn) phơi khô, sao vàng hạ thổ 3 lần: 50gr.
  2. Chanh tươi 2 quả hoặc chanh muối 1 quả.
  3. Nếu sử dụng chanh tươi thì xâm thủng nhiều lỗ “bao” chúng trong 20gr muối hột hoặc muối bọt (muối hột tốt hơn) 15 phút lấy chanh, bỏ phần muối thừa.
  4. Sắc 3 chén còn 1 chén, 2 chén còn 8 phân chia 2 uống sáng chiều lúc no, liên tục 15 ngày.
  5. Bài này có thể dùng trị nám do gan hoả vượng (thứ tự 12 bài 3).
Bài 5:
  1. Hạt cải trắng 20gr (khoảng 6 muỗng café).
  2. Lá mùi tàu (còn gọi là ngò gai) 20gr, giã nhuyễn.
  3. Trộn đều 2 thứ trên, cho thêm 2 muỗng café mật ong.
  4. Uống sáng chiều, no đói đều được (no tốt hơn), liên tục 15 ngày.
  5. Bài này có thể dùng điều trị bệnh viêm xoang (nhất là viêm xoang mũi) (thứ tự 34 bài 4), liều dùng như trên, thời gian điều trị 5 ngày liên tục.
Bài 6:
  1. Trái cóc xanh (ước chừng 8 quả chiều dài quả khoảng 5-6cm) gọt vỏ, bỏ hột: 100gr
  2. Rượu trắng 0,5 lít.
  3. Cóc xanh hấp cách thủy 15 phút, lấy ra phơi 3 nắng, 2 sương, sao vàng hạ thổ mới đem ngâm rượu, sau 15 ngày dùng được.
  4. Mỗi khi bị ngứa, nổi mẩn, mề đay, phong xù, cảm mạo lấy 20ml rượu xoa lên vùng ngứa, nổi mẩn, mề đay, hoặc dọc theo xương sống lưng nếu bị phong xù, cảm mạo. Xoa ngày 2 lần sáng (trước lúc mặt trời mọc), tối (sau 21h), liên tục 5 ngày.
Bài 7:
  1. Lá mít tự rụng rửa sạch sao vàng hạ thổ 3 lần: 50gr.
  2. Giá đỗ (đậu) (từ đỗ đen, đỗ xanh - đỗ đen tốt hơn): 20gr.
  3. Sắc lá mít với 3 chén nước lã còn 1 chén, cho tiếp giá đỗ vào nấu chung 15 phút nữa (lửa nhỏ) là được.
  4. Chắt nước uống vào buổi sáng no đói đều được (đói tốt hơn), liên tục 15 ngày trị các chứng mụn nhọt.
Lưu ý: Kiêng ăn thịt trâu, bò trong thời gian dùng thuốc.

Bài 8: Xem phần 6 mục 71.
Bài 9: Xem bài 2 mục 69 “công dụng của cây rau om (ngổ)”
Bài 10: Xem bài 5 mục 109 “công dụng của củ lạc (đậu phộng)”
Bài 11: Xem mục 2, 4, 6, 19 trang “giới thiệu món thức ăn chay có tác dụng phòng & trị bệnh"

62. Điều Trị Bệnh Vảy Nến

Bài 1:
  1. Lá nhọ nồi (nếu không có thay thế bằng lá mùng tơi) : 30gr
  2. Hơ lá nhọ nồi (hoặc mùng tơi) lên trên ngọn đèn cầy (còn gọi là nến) màu đỏ tốt hơn đang cháy sao cho lá cách ngọn lửa 2cm đủ để bắt nóng. Thời gian hơ 15 giây mỗi lá (có thể đếm không nhanh, không chậm từ 1 đến 15 cũng được). Sau khi hơ mỗi lá như thế chỉ đắp lên vùng vảy nến nằm trên xương ống quyển cả 2 chân (đối diện bắp vế chân), mặt không có gân của lá áp sát vào vùng bệnh theo thứ tự đuôi lá này giáp đầu cuống lá kia (đắp xuôi lá theo 1 chiều hoặc cuống lá hướng về mu bàn chân hoặc ngược lại). Thời gian đắp 15 phút.
  3. Thực hiện 1 lần duy nhất vào buổi tối (9 h tối tốt nhất) nếu sử dụng lá nhọ nồi, 2 buổi tối liên tục nếu sử dụng lá mùng tơi.
Bài 2: Xem phần 2 mục 71.